Topic: 5 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRADER VÀ NHÀ QUẢN LÝ QUỸ

5 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRADER VÀ NHÀ QUẢN LÝ QUỸ


Quản lý quỹ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, luôn tuân thủ những nguyên tắc sống còn trong đầu tư tài chính. Còn Trader thường là những cá nhân mới vào nghề, nên chắc chắn sẽ còn vướng phải nhiều bất cẩn trong giao dịch.To get more news about kinh nghiệm đầu tư forex, you can visit wikifx.com official website.
Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra 5 sự khác biệt giữa trader và nhà quản lý quỹ trong giao dịch Forex. Nếu các bạn hiểu, nắm rõ, và vận dụng tốt, chắc chắn sẽ giúp bạn chiến thắng trong mọi cuộc chơi tài chính.
1. Quản lý quỹ tìm lý do để không vào lệnh – trader luôn tìm lý do để vào lệnh
Các Trader mới thường có nhu cầu vào lệnh rất cao, vì họ cho rằng, càng vào nhiều lệnh thì khả năng kiếm tiền sẽ càng nhiều.
Nhưng sự thật thì càng vào nhiều lệnh thì gánh nặng chi phí càng nhiều, và tỉ suất lợi nhuận sẽ giảm thiểu. Vào quá nhiều lệnh thì dể gây ra những nguy hại đến tâm lý giao dịch, đồng thời sẽ gây ra những sai lầm không đáng có.
Một nhà quản lý quỹ sẽ luôn tự hỏi: “Liệu còn điều gì khiến họ không nên vào lệnh nữa hay không ?” Nếu không còn lý do nào ngăn cản họ nữa, họ sẽ vào lệnh. Và một khi đã vào lệnh thì họ hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của mình.
2. Quản lý quỹ tập trung vào quản lý rủi ro – trader tập trung vào tìm kiếm lợi nhuận
Đây là một sự khác biệt cực kì quan trọng. Một Trader luôn nghĩ về lợi nhuận, và chính vì tập trung quá nhiều vào lợi nhuận, họ sẽ chấp nhận những rủi ro quá cao và sẽ gây ra những sai lầm lớn.
Trong khi đó, quản lý quỹ đề cao sự bảo toàn vốn như thể đó là sự sống của đời mình, quản lý quỹ thà không vào lệnh và ước gì mình đã vào lệnh còn hơn là đã vào lệnh rồi và ước gì mình chưa vào lệnh.
3. Quản lý quỹ hiểu rằng không có bí mật trong thành công – trader cho rằng có một hệ thống hoàn hảo thì họ sẽ thành công
Quản lý quỹ tập trung vào việc tuân thủ kỹ luật, và duy trì sự nhất quán trong chiến lượt giao dịch. Chính vì điều này mà họ tạo ra kết quả nhất quán và bền vững trong suốt nhiều năm.
Còn các Trader thì lại cho rằng tìm ra chìa khóa bị mật thì họ sẽ đổi đời.Vì thế họ luôn thay đổi phương pháp và không bao giờ thuần thục một phương pháp nhất định. Cũng vì lẽ đó kết quả của họ không hề nhất quán lâu bền. Và họ luôn luôn trong cảm giác không bao giờ hài lòng với kết quả giao dịch của mình.
4. Quản lý quỹ hiểu rằng lệnh nào họ cũng có thể thua – trader luôn kỳ vọng họ sẽ thắng trong mọi lệnh và không bao giờ muốn thua
Sự thật là không quan trọng chiến lược của bạn hiệu quả đến đâu, hay indicator của bạn chính xác đến mức độ nào? Xác suất thắng thua của một lệnh theo toán học là 50-50. Quản lý quỹ hiểu rõ điều này, nên họ luôn cẩn trọng đặt cắt lỗ hợp lý cho mọi lệnh. Vì họ hiểu mọi lệnh đều có thể thua nên quản lý quỹ không bao giờ rủi ro nhiều hơn số tiền mình đã lên kế hoạch từ trước vì bất cứ lý do gì.
Còn ngược lại, các Trader luôn hung phấn khi phát hiện một tín hiệu vào lệnh đẹp, thỏa mãn tất cả các indicator chằn chịt của họ. Và các Trader cho rằng đây là một cơ hội không thể thua được. Với suy nghĩ đó thì Trader luôn rủi ro nhiều hơn số tiền cần rủi ro, thậm chí là họ còn đặt cược toàn bộ tài sản của mình vào một lệnh, để mong gỡ gạc lại những lệnh thua trước đó. Họ không hiểu rằng trên thị trường không có gì là không thể. Ngay cả một lệnh họ cho rằng “không thể thua” vẫn thua như thường.
5. Quản lý quỹ nhìn vào thành công trong dài hạn – trader nhìn vào thành công trong ngắn hạn
Với một quản lý quỹ, một lệnh thắng hay lênh thua không có gì đáng kể, đó chỉ là một viên gạch để họ xây nên công trình to lớn của mình. Họ sẽ cẩn trọng nuôi nấng tài khoản của mình và nhìn nó tăng trưởng theo thời gian tính bằng năm, không phải bằng tháng hay bằng tuần.
Còn đối với một Trader, họ xem từng lệnh như một cuốc chiến mà họ quyết tâm không thể nào thua được. Họ hào hứng với một lệnh thắng, và trờ nên tự tin thái quá, để rồi sau đó tràn trề thất vọng chỉ với một lệnh thua. Tâm lý giao dịch của nhà quản lý quỹ là sự bình an và vững chãi, cùng với niềm tin vào một thắng lợi tuyệt đối vào thắng lợi dài hạn. Còn bên trong một Trader nghiệp dư tràn đầy nỗi bất an, chi phối bởi long tham, sự sợ hãi, áp lực và sự tuyệt vọng.